Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

SUY NGẪM VỀ NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT 13


13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
 Khổng Tử là một bậc thầy của giáo dục. Ngài cho rằng: có được học vấn không phải là việc một sớm một chiểu, cần phải có nhiều năm thu lượm, tích lũy. Giành được học vấn như đắp hòn núi cao, từng sọt đất mà đắp ngày lại ngày bền bỉ mới thành núi, cho nên thành bại của học vấn trước hết là tự mình chế ngự được bản thân, phải biết cách tránh mọi diều cám đỗ trên đời vì nếu người đọc sách còn mơ tưởng an nhàn thì không thể coi là người học chân chính. Và nếu không hoặc có học không đúng đắn thì dẫn đến kém hiểu biết, đó chính là khiếm khuyết lớn nhất của con người, không gì bổ sung, thay thế được. Đại dương kiến thức thật mênh mông, vốn hiểu biết như giọt nước dưới ánh nắng mặt trời, long lanh đấy nhưng rồi sẽ bay hơi nhanh chóng, vì thế phải tranh thủ và tiếp nhận tích cực vốn tri thức, hiểu biết của cuộc sống, không nên phân biệt, cân nhắc cao thấp. Khổng Tử dạy: Ba người cùng đi tất có một người làm thầy ta được. Khổng phu tử cũng viết: kẻ ngốc than phiền là mọi người không hiểu hắn. Kẻ thông thái than phiền là mình không hiểu mọi người. Như vậy có nghĩa chỉ cần lắng nghe cũng có thể thu nạp được kiến thức rồi và nguồn kiến thức như vậy vô cùng quan trọng như Vương Dương Minh nói: Kiến thức là sự bắt nguồn của hành động. hành động là thành tựu của kiến thức. Sự học của thánh nhân chỉ có công phu là kiến thức và hành động không tách rời nhau. Vậy nên Trần My Công cho rằng: Người ta sống trong một ngày, có được nghe một câu phải, trông thấy một điều phải, làm một việc phải, ngày ấy mới không uổng. Danh ngôn phương Đông cho rằng: Hoàng kim cũng có giá của nó, nhưng kiến thức học được thì vô giá và nếu như ruộng của bạn không được cày bừa thì kho vựa của bạn sẽ trống rỗng, nếu sách của bạn không được đọc thì con cháu bạn sẽ dốt nát. Như thế đủ thấy kiến thức còn hữu dụng đến bao đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét