2.Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
Ngu dốt lớn nhất của con người là sự dối trá. Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong 7 tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải. Tục ngữ cũng nhận định rằng: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật. Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách. Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng - đen mà không biết đang tự mua dây trói mình. Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?
Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Sách Minhtâm dạy rằng: Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Nhưng khi đã tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời. Nghiêm trọng nhất là tự cho mình cái quyền quyết định, hay phán xử tất cả mọi sự việc, mức độ này thường dẫn đến hành động oai hùng thái quá gây tổn hại đến tinh thần và tính mạng người khác. Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp. Nên Kinh thư mới nhắc: Làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay. Làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật bằng mọi giá. Chuyện cổ kể rằng, có người thợ đào được hòn đá bên trong có ngọc đem dâng vua, vua không tin, kết tội nói dối nên chặt chân trái. Vua sau lên ngôi, người này cũng đem ngọc đến dâng và vua cũng bảo gian dối, chặt nết chân phải. Đời vua sau nữa lên ngôi, người thợ đến chân núi khóc suốt 3 ngày đêm đến chảy cả máu mắt. Vua đến hỏi thì người thợ nói, khóc vì ngọc mà nhầm là đá - thật mà cho là dối! Vua bèn sai đập hòn đá ra, thì quả có hòn ngọc bên trong.
Ngu dốt lớn nhất của con người là sự dối trá. Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong 7 tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải. Tục ngữ cũng nhận định rằng: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật. Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách. Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng - đen mà không biết đang tự mua dây trói mình. Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?
Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Sách Minhtâm dạy rằng: Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Nhưng khi đã tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời. Nghiêm trọng nhất là tự cho mình cái quyền quyết định, hay phán xử tất cả mọi sự việc, mức độ này thường dẫn đến hành động oai hùng thái quá gây tổn hại đến tinh thần và tính mạng người khác. Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp. Nên Kinh thư mới nhắc: Làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay. Làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật bằng mọi giá. Chuyện cổ kể rằng, có người thợ đào được hòn đá bên trong có ngọc đem dâng vua, vua không tin, kết tội nói dối nên chặt chân trái. Vua sau lên ngôi, người này cũng đem ngọc đến dâng và vua cũng bảo gian dối, chặt nết chân phải. Đời vua sau nữa lên ngôi, người thợ đến chân núi khóc suốt 3 ngày đêm đến chảy cả máu mắt. Vua đến hỏi thì người thợ nói, khóc vì ngọc mà nhầm là đá - thật mà cho là dối! Vua bèn sai đập hòn đá ra, thì quả có hòn ngọc bên trong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét