Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013
TÌNH YÊU CHÂN THẬT
Khi sống trong tình yêu thật, thì người ta mới hiểu được tình yêu đúng nghĩa. Tình yêu thật sự là cho đi dù thiệt thòi nhưng vẫn vui. Tình yêu không có sự phân biệt hay so đo tính toán. Sống trong tình yêu, thì không ai là lớn hay nhỏ, không ai là xấu hay đẹp, không ai là giỏi hay dốt, không ai là già hay trẻ... Tình yêu ôm choàng tất cả. Vì vậy, tình yêu hoàn toàn không thể đi chung với cái tôi được. Cái tôi là hay phân biệt, so sánh, phê phán, thu vén. Cái tôi, là ngã vị, như triết gia Blaise Pascal thốt ra thật chua cay:"Cái tôi đáng ghét” (Le Moi est haissable). Nhưng Blaise Pascal chưa dừng lại tại đó, ông đi xa hơn nữa: "Cái tôi là đáng ghét, nhưng đó là cái tôi của người khác”. Và ông còn nhấn mạnh: "Mỗi cái tôi là thù địch của nhau và muốn làm bạo chúa trên các cái tôi khác”. Ai cũng nhìn thấy cái tôi của người khác, đó là “cái tôi của hắn to bằng quả núi,” hoặc “anh ta tưởng anh ta là cái rốn của vũ trụ,” là “trung tâm của thế giới”… Và khắp thế giới này vẫn đang tràn ngập cái tôi. Cái tôi xuất hiện đang được khuyến khích thêm tăng trưởng nơi quốc gia, nơi làng xã, nơi gia đình, và trong mỗi cá nhân: thế giới của quảng cáo, của các bích chương, các danh hiệu, của những nhãn made in Japan, in USA..., những căn nhà với kiến trúc đặc thù, những món ăn do những tay bếp khác nhau... Thậm chí, để ý đến cách dùng ngôn từ của mỗi người cũng đủ cho thấy hầu như đều là sự lên tiếng của cái tôi. Ngay cả khi câu nói xem ra khiêm tốn "tôi chỉ là hạt cát dưới chân anh mà thôi" cũng là tiếng nói của cái tôi hiểm độc đang được củng cố. Sống ở đời, ai cũng muốn nắm lấy và giữ lại, vì thế thì sẽ gia tăng đau khổ. Cái tôi không bao giờ làm cho con người được yên. Cái tôi luôn luôn thuyết phục người ta và có những lời nói ngọt ngào để cho nó được được tồn tại và lớn lên. Cái tôi lúc nào cũng không cho con người được ngơi nghỉ. Nó luôn là kẻ giấu mặt tinh vi và gây cho con người nhiều bất an nội tâm. Nhảy vào thế giới tình yêu là nhảy vào bầu trời bao la rộng lớn, mà con người có thể bay lượn thỏa thích. Thế giới tình yêu thênh thang quá đến nỗi có thể con người cảm thấy sợ hãi. Sợ hãi này không như sợ hãi của cái tôi, nhưng đây là sự sợ hãi của một sinh linh bé nhỏ trước sự vô hạn của bầu trời tình yêu. Sợ hãi trong bầu trời bao la này là vì từ thơ ấu đến giờ con người luôn bị cám dỗ để chăm sóc và xây dựng thế giới hạn hẹp của cái tôi mỗi lúc một kiên cố hơn. Con người bị cái tôi dụ dỗ và chỉ biết toàn bộ sự nghiệp của sự sống mình là thế giới cái tôi, ngoài ra không phải lo gì khác nữa. Thế nên con người hình như cứ loay hoay xây dựng và trau chuốt nó mãi, nỗ lực bảo vệ nó, nuông chìu nó, dưỡng nuôi nó, mà hình như nó vẫn cứ đòi hỏi và không bao giờ thấy vừa ý. Thế rồi, từ khi kẻ khôn ngoan ngừng công việc xây thành đắp lũy cho nó, để nhảy bổ vào bầu trời yêu thương rộng lớn kia, thì kẻ ấy sẽ thấy sự mới lạ, đầy vẻ ngạc nhiên, nên vì thế sợ hãi. Tình yêu trọn vẹn không còn biết đến cái tôi nữa.(st)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
HN sang đọc bài của TS nữa nè .
Trả lờiXóaghé thăm nhà thảo suong ! lượm cục bạc vậy
Trả lờiXóangày mới nhiều niềm zdui....